01.jpg

<aside> ✅ Infographic Version:

[Infographic] UX Case Study: Nghiên cứu thực trạng tham gia thể dục thể thao hiện nay. Xác định vấn đề và xây dựng giải pháp phù hợp.

</aside>


Table of Contents

1. Context

Mỗi ngày, chúng ta đều được nghe truyền thông - báo đài - các cơ quan, tổ chức khuyến nghị tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao. Bất cứ ai cũng có thể đưa ra nhận định rằng “vận động thể chất là một phần quan trọng của cuộc sống”. Thế nhưng, khi đối chiếu và thực hiện nghiên cứu về thực trang tham gia thể dục thể thao hiện nay, tôi tự đặt ra câu hỏi “Liệu tầm quan trọng đó có thực sự được hiểu rõ? Số liệu người tham gia thể dục thể thao như thế nào?”

The numbers

Có những con số đáng chú ý về thực trang tham gia thể dục thể thao như sau:

3,600 46.9% 19.3% 45%
Số bước chân mà người Việt Nam đi bộ trung bình mỗi ngày. Trong khi, theo khuyến nghị của WHO là 10,000 bước. Tỷ lệ những người trưởng thành có việc làm ở Úc trong độ tuổi từ 18–64 mô tả một ngày làm việc của họ chủ yếu là ngồi. Tỷ lệ trung bình dân số Hoa Kỳ tham gia các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày. Tỷ lệ người châu Âu hiện nay, không bao giờ tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
Mức độ vận động thấp Ngồi nhiều Ít tham gia thể dục thể thao Ít quan tâm thể dục thể thao
Theo “Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (2019)” Theo “Australian Bureau of Statistics (2022)” Theo “The Good Body” (2023) Theo “The Global status report on physical activity (2022)”

Các con số trên cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ dân số thế giới dường như chưa thực sự nghiêm túc quan tâm tới việc tham gia các hoạt động thể chất. Vậy có các tác nhân nào ảnh hưởng tới quyết định tham gia tập luyện?

Reasons preventing people

41% 25% 31% 27,4% 32,1%
Không có thời gian tham gia tập luyện. Thiếu động lực và không hứng thú. Tỷ lệ NVVP thấy sợ việc đến phòng tập, chủ yếu do nỗi sợ bị đánh giá và không biết tập gì. Ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết như trời quá nóng hoặc
quá lạnh. Thiếu kỷ luật bản thân để duy trì.
Theo “The Global status report on physical activity (2022)” Theo “The Global status report on physical activity (2022)” Theo “New York Post - Why office work kills people’s will to exercise (2017)” Theo “Malaysian Journal of Medicine and Health Sciences (2020)” Theo “Malaysian Journal of Medicine and Health Sciences (2020)”

Nguyên nhân bỏ cuộc đến từ mục tiêu

Theo một nghiên cứu của Whaley và Schrider (The process of Adult Exercise Adherence: Self-Perceptions and Competence, 2005) chỉ ra rằng những người đánh giá quá cao kỳ vọng của họ từ việc tập luyện có nhiều khả năng bỏ cuộc.

Chính vì vậy, việc áp dụng một mô hình mục tiêu mang tính khả dụng cao là điều cần thiết.

Theo “Exercise Motivation: What Starts and Keeps People Exercising?”

2. Interview

Goals

Target

3. Personas

Target groups

Sau khi nghiên cứu và phỏng vấn người dùng vê thực trạng tham gia các hoạt động thể dục thể thao hiện nay, 3 nhóm chân dung người dùng chính tìm được như sau:

Hình ảnh 1: 3 nhóm chân dung người dùng.

Hình ảnh 1: 3 nhóm chân dung người dùng.

Mỗi nhóm chân dung người dùng, lại có những “mục tiêu” và “nỗi đau” khác nhau khi tham gia tập luyện như sau:

Goals Pains
Duy trì tập luyện - Thu xếp lịch cố định để duy trì tập luyện.

Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe có thể coi là một vấn đề nhức nhối đáng chú ý. Bởi tác hại tác hại và nguy cơ mắc bệnh đến từ việc không hoạt động thể chất đầy đủ đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu. Một số nguy cơ tiềm tàng như sau:

20-30%
Là sự chênh lệch về nguy cơ tử vong, giữa người không có hoạt động thể chất và người tham gia ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Theo “Physical inactivity WHO”

✏️ Để thoát khỏi những nguy cơ bệnh tật trên, chỉ có một cách duy nhất là xây dựng lối sống khỏe mạnh bắt đầu từ việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nghiêm túc theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO.

Chính vì vậy, nhóm persona “Có vấn đề sức khỏe” đã được lựa chọn là đề tài nghiên cứu và xây dựng giải pháp.

Persona

Hình ảnh 2: Persona “Người có vấn đề sức khỏe”

Hình ảnh 2: Persona “Người có vấn đề sức khỏe”

User journey map

Customer Journey Map của Hương bắt đầu từ lúc cô ấy cảm nhận những triệu chứng tiêu cực của cơ thể cho đến khi cô ấy ra quyết định có tham gia tập luyện hay không.

Hình ảnh 3: Hành trình tham gia tập luyện của nhóm “Có vấn đề sức khỏe”

Hình ảnh 3: Hành trình tham gia tập luyện của nhóm “Có vấn đề sức khỏe”

Hành trình này tập trung ở giai đoạn 2 giai đoạn:

Trên hành trình tham gia tập luyện của nhóm người “Có vấn đề sức khỏe”, chúng ta có thể thấy động lực chi phối phần lớn quyết định của họ. Để tìm ra giải pháp giúp họ tạo động lực trong tập luyện, chúng ta cần nghiên cứu sâu xa hơn động lực là gì? đâu là những thứ có thể kích hoạt động lực?

4. Desk research

What is motivation?

Định nghĩa cơ bản: Động lực là sức mạnh, khả năng của tâm lý để thúc đẩy suy nghĩ và hành vi thực hiện một mục đích.

Để tìm hiểu cặn kẽ về động lực trong hoạt động thể chất, nghiên cứu này sử dụng lý thuyết tự quyết | Self-Determination Theory (SDT), là một lý thuyết về tâm lý học và giáo dục phát triển, được xây dựng bởi các nhà tâm lý học Edward Deci và Richard Ryan vào thập niên 80. Theo thuyết tự quyết, động lực được chia thành 2 nhóm: Động lực bên trong (Intrinsic Motivation - IM) và động lực bên ngoài (Extrinsic Motivation - EM).

Self-determination theory and physical activity: the dynamics of motivation in development and wellness

Intrinsic motivation

Động lực bên trong xuất hiện khi con người làm một việc gì đó bởi vì họ vốn thích thú và hài lòng khi thực hiện nó.

Extrinsic motivation

Động lực bên ngoài đến từ việc đạt được phần thưởng hữu hình bên ngoài (danh hiệu, chứng chỉ, thành tích) hoặc phần thưởng xã hội (khen ngợi, công nhận, địa vị)

The self-determination continuum

Một trình tự chi tiết nói rõ về cách thức động lực vận hành và chuyển hóa trong việc vận động thể chất được mô tả như minh họa.

Hình ảnh 4: Mô hình động lực theo thuyết tự quyết.

Hình ảnh 4: Mô hình động lực theo thuyết tự quyết.

✏️ Động lực bị động có thể được kích hoạt nhờ cơ chế phần thưởng hoặc nhắc nhở - thúc ép từ bên ngoài. Để động lực bền vững, cần chuyển hóa động lực bị động thành chủ động.

What is a reward?

Định nghĩa cơ bản: Một thứ được trao để ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực hoặc thành tích của một người.

Intrinsic rewards

Phần thưởng bên trong là cảm giác tích cực mà một người trải qua khi tham gia vào một nhiệm vụ, bắt nguồn từ niềm vui thực hiện chính nhiệm vụ đó.

Ví dụ:

Như đã biết, “Cảm giác hài lòng và thích thú” khi làm 1 việc gì đó tạo ra động lực bên trong, chính là phần thưởng bên trong. Vì vậy, động lực bên trong là động lực xảy ra khi chúng ta biết rằng mình sẽ nhận được phần thưởng bên trong khi hoàn thành một nhiệm vụ.

Ví dụ: Một số người có thể làm một công việc cụ thể không phải vì tiền lương mà vì họ thấy một số khía cạnh khác của công việc đó đáng làm.

50 Intrinsic Rewards Examples (2024)

Do extrinsic rewards consistently drive equal motivation?

Dopamine là chất hóa học tạo cảm giác khoái cảm được não bộ chúng ta giải phóng để đáp lại những trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, não sẽ giải phóng lượng dopamine khác nhau tùy theo hoàn cảnh, thứ chúng ta không có được sẽ kích hoạt dopamine tốt hơn thứ chúng ta đã có.

Behave: The Biology of Humans at Our Best and Worst - Robert Saplosky

Cũng theo thí nghiệm của Saplosky, chỉ ra rằng:

✏️ Phần thưởng tương tự được đưa ra nhiều lần sẽ trở nên kém hiệu quả hơn. Thậm chí, phần thưởng bên ngoài có thể làm giảm động lực bên trong.

Trên thực tế, não người phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta không thể chỉ trao phần thưởng một cách mù quáng và tin tưởng vào thực tế rằng dopamine sẽ làm phần còn lại để động viên mọi người. Đây là lý do tại sao bạn cần có chiến lược khen thưởng đi kèm với phần thưởng hợp lý.

✏️ Cần thiết lập chiến lược khen thưởng hợp lý bằng cách cá nhân hóa phần thưởng và xây dựng sự mong đợi, kỳ vọng. Thêm nữa, tạo sẵn cột mốc đầu tiên trên tiến trình đạt mục tiêu để kích thích động lực tốt hơn.

Psychological impact

Thuyết tự quyết cho rằng, để đạt được sự tự quyết, con người cần phải đáp ứng ba nhu cầu tâm lý cơ bản:

| --- | --- | --- |

Cả 3 yếu tố trên đều được coi là những chất dinh dưỡng thiết yếu và phổ quát cho sức khỏe tâm lý và sự phát triển động lực bên trong. Sự thỏa mãn những nhu cầu cơ bản này dẫn đến cảm giác tràn đầy sức sống và hạnh phúc hơn.

Overview of self-determination theory: An organismic dialectical perspective. trích “Handbook of Self-determination Research - Deci & Ryan (2002)”

Việc đáp ứng nhu cầu trong bất kỳ bối cảnh nào đều gắn liền với đặc điểm của môi trường xã hội đó, điều quan trọng là ủng hộ nhu cầu tự chủ (ví dụ: nhìn nhận quan điểm, ủng hộ lựa chọn của người tham gia vận động, giảm thiểu áp lực), nhu cầu liên quan (ví dụ: tạo một môi trường đồng cảm và tích cực, thể hiện sự quan tâm vô điều kiện) và nhu cầu năng lực (ví dụ: hạn chế phản hồi tiêu cực, cung cấp các nhiệm vụ có tính thử thách tối ưu).

✏️ Cần xây dựng những giải pháp đáp ứng 3 nhu cầu tâm lý cơ bản theo thuyết tự quyết, để tạo điều kiện lý tưởng cho động lực được kích hoạt.

5. Problem statement

Từ hành trình của Hương, vấn đề của cô ấy được phát biểu như sau:

<aside> ⚠️ Hương nhận biết bản thân mình có các vấn đề về sức khỏe, Hương muốn tập luyện nghiêm túc để cải thiện nhưng Hương không biết bắt đầu từ đâu và không có động lực để duy trì.

</aside>

Cùng với những nghiên cứu và tìm hiểu về “động lực”, “phần thưởng” và “các khía cạnh tâm lý”, để giải quyết vấn đề của cô ấy, các câu hỏi How Might We đã được đặt ra, trong phạm vi case study này, tôi tập trung giải quyết 2 câu:

HMW giúp user xây dựng được kế hoạch tập luyện phù hợp với bối cảnh và mục tiêu?

HMW giúp user tìm được động lực tập luyện?

6. Solution audit

Với những pain points đã được xác định, trên thị trường hiện nay đang có những giải pháp nào có thể khắc phục được? Dưới đây tôi sẽ phân tích các giải pháp trả lời cho 2 câu hỏi How Might We đã đặt ra:

Solutions for building a workout plan