<aside> ✅ Infographic Version:
</aside>
Table of Contents
Mỗi ngày, chúng ta đều được nghe truyền thông - báo đài - các cơ quan, tổ chức khuyến nghị tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao. Bất cứ ai cũng có thể đưa ra nhận định rằng “vận động thể chất là một phần quan trọng của cuộc sống”. Thế nhưng, khi đối chiếu và thực hiện nghiên cứu về thực trang tham gia thể dục thể thao hiện nay, tôi tự đặt ra câu hỏi “Liệu tầm quan trọng đó có thực sự được hiểu rõ? Số liệu người tham gia thể dục thể thao như thế nào?”
Có những con số đáng chú ý về thực trang tham gia thể dục thể thao như sau:
3,600 |
46.9% |
19.3% |
45% |
---|---|---|---|
Số bước chân mà người Việt Nam đi bộ trung bình mỗi ngày. Trong khi, theo khuyến nghị của WHO là 10,000 bước. | Tỷ lệ những người trưởng thành có việc làm ở Úc trong độ tuổi từ 18–64 mô tả một ngày làm việc của họ chủ yếu là ngồi. | Tỷ lệ trung bình dân số Hoa Kỳ tham gia các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày. | Tỷ lệ người châu Âu hiện nay, không bao giờ tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất. |
Mức độ vận động thấp | Ngồi nhiều | Ít tham gia thể dục thể thao | Ít quan tâm thể dục thể thao |
Theo “Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (2019)” | Theo “Australian Bureau of Statistics (2022)” | Theo “The Good Body” (2023) | Theo “The Global status report on physical activity (2022)” |
Các con số trên cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ dân số thế giới dường như chưa thực sự nghiêm túc quan tâm tới việc tham gia các hoạt động thể chất. Vậy có các tác nhân nào ảnh hưởng tới quyết định tham gia tập luyện?
41% |
25% |
31% |
27,4% |
32,1% |
---|---|---|---|---|
Không có thời gian tham gia tập luyện. | Thiếu động lực và không hứng thú. | Tỷ lệ NVVP thấy sợ việc đến phòng tập, chủ yếu do nỗi sợ bị đánh giá và không biết tập gì. | Ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết như trời quá nóng hoặc | |
quá lạnh. | Thiếu kỷ luật bản thân để duy trì. | |||
Theo “The Global status report on physical activity (2022)” | Theo “The Global status report on physical activity (2022)” | Theo “New York Post - Why office work kills people’s will to exercise (2017)” | Theo “Malaysian Journal of Medicine and Health Sciences (2020)” | Theo “Malaysian Journal of Medicine and Health Sciences (2020)” |
Nguyên nhân bỏ cuộc đến từ mục tiêu
Theo một nghiên cứu của Whaley và Schrider (The process of Adult Exercise Adherence: Self-Perceptions and Competence, 2005) chỉ ra rằng những người đánh giá quá cao kỳ vọng của họ từ việc tập luyện có nhiều khả năng bỏ cuộc.
Chính vì vậy, việc áp dụng một mô hình mục tiêu mang tính khả dụng cao là điều cần thiết.
Theo “Exercise Motivation: What Starts and Keeps People Exercising?”
Sau khi nghiên cứu và phỏng vấn người dùng vê thực trạng tham gia các hoạt động thể dục thể thao hiện nay, 3 nhóm chân dung người dùng chính tìm được như sau:
Hình ảnh 1: 3 nhóm chân dung người dùng.
Mỗi nhóm chân dung người dùng, lại có những “mục tiêu” và “nỗi đau” khác nhau khi tham gia tập luyện như sau:
Goals | Pains | |
---|---|---|
Duy trì tập luyện | - Thu xếp lịch cố định để duy trì tập luyện. |
Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe có thể coi là một vấn đề nhức nhối đáng chú ý. Bởi tác hại tác hại và nguy cơ mắc bệnh đến từ việc không hoạt động thể chất đầy đủ đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu. Một số nguy cơ tiềm tàng như sau:
Béo phì
Bệnh tim (bệnh động mạch vành và đau tim)
Bệnh tiểu đường loại 2
Cao huyết áp
Cholesterol cao
Đột quỵ
Hội chứng chuyển hóa
Viêm xương khớp
Một số bệnh ung thư
Tăng cảm giác trầm cảm và lo lắng
20-30% |
---|
Là sự chênh lệch về nguy cơ tử vong, giữa người không có hoạt động thể chất và người tham gia ít nhất 30 phút mỗi ngày. |
Theo “Physical inactivity WHO” |
✏️ Để thoát khỏi những nguy cơ bệnh tật trên, chỉ có một cách duy nhất là xây dựng lối sống khỏe mạnh bắt đầu từ việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nghiêm túc theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO.
Chính vì vậy, nhóm persona “Có vấn đề sức khỏe” đã được lựa chọn là đề tài nghiên cứu và xây dựng giải pháp.
Hình ảnh 2: Persona “Người có vấn đề sức khỏe”
Customer Journey Map của Hương bắt đầu từ lúc cô ấy cảm nhận những triệu chứng tiêu cực của cơ thể cho đến khi cô ấy ra quyết định có tham gia tập luyện hay không.
Hình ảnh 3: Hành trình tham gia tập luyện của nhóm “Có vấn đề sức khỏe”
Hành trình này tập trung ở giai đoạn 2 giai đoạn:
Trên hành trình tham gia tập luyện của nhóm người “Có vấn đề sức khỏe”, chúng ta có thể thấy động lực chi phối phần lớn quyết định của họ. Để tìm ra giải pháp giúp họ tạo động lực trong tập luyện, chúng ta cần nghiên cứu sâu xa hơn động lực là gì? đâu là những thứ có thể kích hoạt động lực?
Định nghĩa cơ bản: Động lực là sức mạnh, khả năng của tâm lý để thúc đẩy suy nghĩ và hành vi thực hiện một mục đích.
Để tìm hiểu cặn kẽ về động lực trong hoạt động thể chất, nghiên cứu này sử dụng lý thuyết tự quyết | Self-Determination Theory (SDT), là một lý thuyết về tâm lý học và giáo dục phát triển, được xây dựng bởi các nhà tâm lý học Edward Deci và Richard Ryan vào thập niên 80. Theo thuyết tự quyết, động lực được chia thành 2 nhóm: Động lực bên trong (Intrinsic Motivation - IM) và động lực bên ngoài (Extrinsic Motivation - EM).
Một trình tự chi tiết nói rõ về cách thức động lực vận hành và chuyển hóa trong việc vận động thể chất được mô tả như minh họa.
Hình ảnh 4: Mô hình động lực theo thuyết tự quyết.
✏️ Động lực bị động có thể được kích hoạt nhờ cơ chế phần thưởng hoặc nhắc nhở - thúc ép từ bên ngoài. Để động lực bền vững, cần chuyển hóa động lực bị động thành chủ động.
Định nghĩa cơ bản: Một thứ được trao để ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực hoặc thành tích của một người.